Cái gì quan trọng?
Có 03 tiêu chí mà theo nghiên cứu này mô tả trong “Chỉ số thu hút nhân tài” bao gồm Lương (24%), Phát triển nghề nghiệp (12%) và Tính linh hoạt (11%) là chiếm 03 vị trí đầu. Trong đó, Lương là một phần tối quan trọng cho tất cả người đi làm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường nhật của họ, do đó trong bài viết này mình chỉ chia sẻ quan điểm về yếu tố Lương, 2 yếu tố còn lại phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa doanh nghiệp (mà chưa chắc doanh nghiệp nào cũng có).
Thu nhập / Lương
Báo cáo này mô tả tầm quan trọng của Lương:
Mình sẽ không đi sâu nhiều vào các chỉ số như thu nhập cao / thấp, thu nhập trung bình, etc. do khá vĩ mô và mình không phải là chuyên gia; thay vào đó mình chỉ đề cập với các bạn Kiến trúc sư mới ra trường để xem làm thế nào để các bạn có được thu nhập và công việc phù hợp khi bước ra trường Đại học.
Ai cũng biết, sinh viên mới ra trường sẽ có lương thấp nhưng liệu đó có là sự thật? Xét từ quan điểm xuyên suốt của mình từ khi thành lập công ty đến bây giờ: phỏng vấn là khi Công ty và Nhân sự bán hàng chéo cho nhau, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, phù hợp thì khớp lệch, không thì cũng … đừng nên nói xấu nhau (chia tay đâu có ai đòi quà) thì từ “thấp / cao” không đúng mà nên thay bằng “phù hợp”.
Các bạn có thể so sánh bạn bè, người đi trước để tham khảo mức lương khi họ vừa được một công ty nhận (mình nói rõ là “vừa được nhận” – tức là có tính “thanh khoản” và “khớp lệch”, tránh giao dịch “ảo”) và việc này với mình nên làm nếu đủ thân thiết để chia sẻ, đừng phỏng đoán. Tuy nhiên thực tế, mỗi người với tính cách, kỹ năng và tư duy khác nhau, thậm chí là tham vọng khác nhau nên hiếm khi chúng ta so sánh đúng “giá trị” của mình với của bạn, do vậy dễ ngộ nhận (mấy ai chịu rằng mình dở hơn?)
Điều quan trọng hơn nữa đó là kinh nghiệm, mà Kiến trúc sư mới ra trường thì làm sao có kinh nghiệm? Quả trứng và con gà cái nào ra trước? Mình nghĩ trong học vấn, quả trứng ra trước vì nó cần cả một quá trình để tích lũy và lớn dù chưa biết gì, đến một thời điểm thì “nở hoa”: 5 năm học Đại học là các bạn đang ở trong trứng và thời điểm ra trường là các bàn thành gà con (để các công ty “lùa” rồi nuôi thành “gà đá”). Do vậy Kinh nghiệm không nên được chờ mà hãy là một chú gà con đẹp nhất: đi làm thêm, làm thật sự, học hỏi thật sự, chú tâm thật sự.
Mình muốn đưa ra một chia sẻ thật tâm trong nhiều trường hợp phỏng vấn: lương các bạn đề xuất khi mới ra trường quá cao so với hồ sơ năng lực trên giấy (thậm chí là chỉ có đồ án tốt nghiệp). Mình nhớ có không ít lần các bạn yêu cầu đến cả 20 triệu một tháng! Hãy thẳng thắn với nhau điều này: nếu các bạn có thể cho Công ty thấy bạn có kinh nghiệm làm việc thực tế - chuyên nghiệp tương đương với một Kiến trúc sư 3 năm kinh nghiệm và tiếng Anh ổn thì mình sẽ vui vẻ bắt tay và “xin” kí hợp đồng ngay lập tức.
Các yêu tố nào để đánh giá bản thân mình, và đem đi bán?
Một ví dụ của bản thân mình
Mình nhớ khi xưa có lần mình đi phỏng vấn một công ty thiết kế đa quốc gia rất lớn, theo kế hoạch sẽ có 3 vòng phỏng vấn nhưng đến vòng 2 thì vị Tổng Giám đốc Việt Nam có bay vào Sài Gòn trực tiếp ngồi với mình (chắc do hên). Sau buổi nói chuyện vị đó nói thẳng bằng tiếng Anh rằng:
“Anh thấy em giai ok, anh ưng ý chú em rồi đó nên anh muốn trao đổi lương với chú em để chốt luôn mà không cần phải làm thêm 1 vòng nữa nà. Bây giờ thế này, công ty của anh lương cơ bản là thế này, anh thấy chú em tiếng Anh ok nên thêm được chừng này, kinh nghiệm ok thêm được chừng này, tính cách ổn ổn nên được thêm chừng này. Rồi để anh cộng lại xem … (viết phép cộng hàng dọc trên một tờ giấy) … vậy lương em giai sẽ là chừng này, chịu hơm? Chịu thì đến với anh!”
Mình thích quá, vẫy đuôi trong bụng do vớ được đại gia rồi nhưng còn làm eo nên trả lời là “em cũng ưng anh lắm nhưng cho em 2 ngày để suy nghĩ được hông?” Anh nói ok. Chiều về thì công ty đang làm tăng lương dữ dội (ý trời) nên mình email nói rõ với vị sếp này sự thật (không lòng vòng sến súa) và cám ơn chân thành.
Lời kết
Đó là câu chuyện thật và mình rất ấn tượng với cách nhìn của công ty này. Trong buổi phỏng vấn hoàn toàn không đề cập sâu đến việc mình có bao nhiêu năm kinh nghiệm mà thay vào đó họ tập trung vào việc mình mang lại giá trị gì cho họ. Đó cũng là cách nhìn và mình cũng mang theo đến bây giờ.
Do vậy, việc các bạn yêu cầu lương cao là không sai, nhưng không để nó thành sự ảo tưởng bởi xung quanh (nghe nói anh này chị nọ), bởi mạng xã hội (YOLO) và thuật ngữ Work Life Balance do nó không tồn tại. Thay vào đó, các bạn hãy lựa chọn môi trường để đi làm thêm từ ghế nhà trường, thật sự học hỏi và quan sát, sau đó đặt ra mục tiêu nhỏ nhoi cho bản thân mình rồi đề ra giá trị của mình cho mục tiêu đó.
Mình chắc chắn các bạn sẽ có lương cao như mong muốn khi mọi thứ đều thật:
Công ty là thật, bạn là thật.
Cám ơn đã đọc bài và chúc các bạn một ngày tốt lành.
Giang.
Ps: câu nói “nhảy việc nhiều sẽ có lương cao” không phải đúng với số đông, chúng ta nên hết sức cẩn thận vì nó sẽ rơi vào cái “bẫy thu nhập” cho 1-2 lần nhảy. Mình nhắc lại chữ “số đông” chữ ông kéo dàiiiiiiiiiiiiiiiiiii.
Bài viết khác
Ngày 09/05 vừa qua, cuộc thi FuturArc Prize 2017 đã công bố những bài dự thi xuất sắc đạt giải thưởng tại hai hạng mục: Kiến trúc sư và Sinh viên kiến trúc. Năm nay, Việt Nam có 02 đại diện đạt giải cao: Giải nhất hạng mục KTS, Giải nhì hạng mục Sinh viên Kiến trúc. Bên cạnh đó, 02 giải khuyến khích cũng được trao cho 02 nhóm Sinh viên đến từ Việt Nam .
Các kiến trúc sư Francisco Magnone và Luciano Lopez trình bày "M4", một cài đặt tạm thời khám phá lịch sử không gian-thời gian liên tục với sự phát triển của lĩnh vực kiến trúc tạm thời.
Sáng ngày 16/5/2017, tại trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Kiến trúc Nhà nổi (Floatting Architecture) do Trường ĐH Kỹ thuật Cottbus (BTU – Đức), Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Viện Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam phối hợp tổ chức với sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.