MEP là một phần không thể tách rời trong các dự án nội thất, quyết định sự vận hành ổn định, tính tiện nghi và hiệu suất sử dụng không gian. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực tế triển khai vẫn gặp nhiều thách thức như:
Theo ông Nguyễn Trường Giang, Founder của 717 Architects, một trong những vấn đề lớn nhất là MEP thường được xem xét sau cùng, dẫn đến việc phải điều chỉnh thiết kế nội thất hoặc thi công lại, làm tăng chi phí và kéo dài thời gian hoàn thành.
“Chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận – xem MEP là một phần cốt lõi ngay từ giai đoạn lên ý tưởng thiết kế nội thất. Khi tất cả các bên cùng phối hợp từ đầu, công trình sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn,” ông chia sẻ.
Tọa đàm tập trung thảo luận về các giải pháp thực tiễn giúp tối ưu hóa quy trình làm việc giữa các đội ngũ thiết kế MEP, nhà thầu MEP, thiết kế nội thất và thi công nội thất. Một số đề xuất nổi bật bao gồm:
Theo ông Trương Quốc Bảo, Mechanical Team Leader tại Aurecon Việt Nam, việc áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề và giảm thiểu chi phí phát sinh. “BIM không chỉ là công cụ hỗ trợ thiết kế, mà còn giúp mô phỏng quá trình vận hành của công trình, từ đó tối ưu hóa hệ thống ngay từ đầu,” ông nói.
Bên cạnh việc tối ưu quy trình triển khai, các diễn giả cũng nhấn mạnh đến tính bền vững trong thiết kế và thi công MEP nội thất. Việc lựa chọn các giải pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và tối ưu hóa không gian sẽ không chỉ giúp công trình vận hành hiệu quả mà còn giảm tác động đến môi trường.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc CTH Việt Nam, chia sẻ: “Tương lai của ngành nội thất không chỉ nằm ở sự tinh tế trong thiết kế mà còn phải đi đôi với hiệu quả sử dụng năng lượng và sự tiện nghi lâu dài cho người dùng.”
Tọa đàm “MEP trong Nội Thất” không chỉ mang đến góc nhìn đa chiều từ các chuyên gia mà còn là cơ hội để các đơn vị thiết kế, nhà thầu và chủ đầu tư tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng công trình. Việc phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu, ứng dụng công nghệ và hướng đến sự bền vững sẽ là chìa khóa để phát triển ngành nội thất theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn.
Được biết, đây là một trong những sự kiện chuyên ngành quan trọng, giúp kết nối các bên liên quan và thúc đẩy sự hợp tác trong ngành thiết kế – thi công nội thất tại Việt Nam.
Bài viết khác
Ngày 09/05 vừa qua, cuộc thi FuturArc Prize 2017 đã công bố những bài dự thi xuất sắc đạt giải thưởng tại hai hạng mục: Kiến trúc sư và Sinh viên kiến trúc. Năm nay, Việt Nam có 02 đại diện đạt giải cao: Giải nhất hạng mục KTS, Giải nhì hạng mục Sinh viên Kiến trúc. Bên cạnh đó, 02 giải khuyến khích cũng được trao cho 02 nhóm Sinh viên đến từ Việt Nam .