Công trình tọa lạc tại khu vực trung tâm TP.HCM, trong một con hẻm nhỏ chằng chịt. Nơi đây được xem là một trong những vị trí nghỉ chân hấp dẫn đối với du khách nước ngoài trong việc hấp thu văn hóa địa phương vừa thân thiện, vừa hiện đại nhưng cũng rất bình dân. Chức năng chính của công trình là dịch vụ lưu trú homestay kết hợp với phục vụ ăn uống và làm việc.
Nhà Mỹ Anh tọa lạc tại khu vực trung tâm của thành phố.
Với tinh thần chung của của dự án là kiến trúc xanh kết hợp với phong cách Bắc Âu gọn gàng và màu sắc tươi trẻ, đội ngũ thiết kế của 717 Architects đã có gắng tạo ra nhiều không gian trồng cây; các mảng cửa sổ và ban công lớn nhằm hấp thụ ánh sáng nhưng không làm nóng không gian trong nhà.
Kiến trúc xanh kết hợp với phong cách Bắc Âu gọn gàng và màu sắc tươi trẻ.
Sảnh ở tầng trệt kết nối với không gian làm việc tầng 2 và kết hợp cả không gian trong nhà và ngoài và cách bố trí chỗ ngồi năng động.
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào khoảng sân trước nhà là mảng tường cây xanh rộng 10 m và cao 5 tầng. Mảng tường xanh này không chỉ nhằm tạo ra một không gian thân thiện mà còn là một phương tiện kết nối không gian sống theo chiều đứng, đồng thời tạo ra một “landmark” nhỏ trong một con hẻm nhỏ hạn chế tầm nhìn.
Sảnh tại tầng trệt và không gian làm việc chung tại tầng 2 được kết nối với công trình hiện hữu bên cạnh, kết hợp cả không gian trong nhà và ngoài và cách bố trí chỗ ngồi năng động, đầy ánh sáng giúp cho các hoạt động được diễn ra đầy năng lượng và tràn đầy sức sống.
Ngôi nhà tận hưởng trọn nguồn ánh sáng tự nhiên từ các ô cửa sổ.
Không gian tầng thượng nhô ra là nơi nghỉ ngơi cho du khách.
Với sự kết hợp giữa cây xanh và các vận dựng hết sức đơn giản như dù, ghế nằm, ghế tựa màu đen.
Bức tường đá lớn và mảng cây xanh kết hợp hài hòa dưới ánh nắng buổi trưa tại nhà Mỹ Anh.
Các phòng ngủ được bố trí với hai tiêu chí: tối đa ánh sáng tự nhiên và có ban công do xuất phát điểm của dự án là công trình lưu trú dành cho khách châu Âu - những người có xu hướng thích ánh nắng vùng nhiệt đới.
Bên cạnh đó, điểm đặc biệt trong các không gian phòng ngủ là tích hợp một bếp nhỏ (kitchenette) nhằm tạo thêm tiện nghi cho khách ở, kết hợp với việc chú ý đến các chi tiết trang trí nhỏ như chậu cây, khung tranh treo tường, khung tranh để bàn, ly, tách,… Từ đó, giúp cho khách luôn có cảm giác như đang ở nhà mình, là ngôi nhà thứ hai tại một miền đất xa lạ.
Phòng ngủ được bố trí với hai tiêu chí: Tối đa ánh sáng tự nhiên và có ban công do xuất phát điểm của dự án là công trình lưu trú dành cho khách châu Âu.
Phòng ngủ được trang trí hiện đại với những màu sắc tươi sáng.
Vật liệu hoàn thiện nội thất và ngoại thất cũng được lựa chọn tỉ mỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và bền vững. Thẩm mỹ sẽ kết hợp phòng cách Bắc Âu và kiến trúc thuộc địa với gạch bông, sàn gỗ tông xám, màu gỗ sáng và các màu sắc trung tính khác. Bền vững ở việc các vật liệu phải chịu được va chạm, có tại địa phương và mang bản sắc địa phương.
Tóm lại, cả công trình là những sự kết hợp năng động, tương hỗ giữa kiến trúc địa phương và Bắc Âu, giữa lối sống thành thị gấp gáp và không gian thư giãn, giữa kiến trúc xanh mới và hiện trạng xô bồ.
Bài viết khác
Ngày 09/05 vừa qua, cuộc thi FuturArc Prize 2017 đã công bố những bài dự thi xuất sắc đạt giải thưởng tại hai hạng mục: Kiến trúc sư và Sinh viên kiến trúc. Năm nay, Việt Nam có 02 đại diện đạt giải cao: Giải nhất hạng mục KTS, Giải nhì hạng mục Sinh viên Kiến trúc. Bên cạnh đó, 02 giải khuyến khích cũng được trao cho 02 nhóm Sinh viên đến từ Việt Nam .
Các kiến trúc sư Francisco Magnone và Luciano Lopez trình bày "M4", một cài đặt tạm thời khám phá lịch sử không gian-thời gian liên tục với sự phát triển của lĩnh vực kiến trúc tạm thời.
Sáng ngày 16/5/2017, tại trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Kiến trúc Nhà nổi (Floatting Architecture) do Trường ĐH Kỹ thuật Cottbus (BTU – Đức), Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Viện Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam phối hợp tổ chức với sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.