KIẾN TRÚC SƯ VÀ NHÀ THẦU: AI CÓ TIẾNG NÓI

KIẾN TRÚC SƯ VÀ NHÀ THẦU: AI CÓ TIẾNG NÓI "LỚN" HƠN?

Theo quan điểm cá nhân, với Thị trường Việt Nam hiện tại cho mảng Nhà ở Cá nhân thì Nhà thầu đang có tiếng nói lớn hơn các anh chàng cô nàng thiết kế. Nhưng còn một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chủ đề này, đó là Chủ đầu tư. Vì sao?

 

  1. Góc nhìn của Chủ đầu tư (Chủ nhà)

Câu chuyện 1: Một đoạn mình tư vấn cho Khách

  • Bên em có giám sát tác giả, trả lời các câu hỏi làm rõ, cung câp bản vẽ, etc. Mình trình bày dõng dạc
  • Là giám sát thi công đúng không em? Khách cắt ngang.
  • Dạ không, giám sát thi công là công việc khác. Kiến trúc sư bô ba giải thích …

Tức là: Giám sát tác giả là Giám sát Thi công

Câu chuyện 2: Một đoạn người quen hỏi thăm

  • Em làm nghề gì? Ông anh hỏi mình
  • Dạ, em làm về thiết kế tổng thể, kiến trúc và nội thất. Mình trả lời rất nỗi tự hào.
  • À, là công ty xây dựng ha! Người quen hào hứng như bắt được điểm nối của cuộc trò chuyện.

Tức là: Công ty Xây dựng mới có Thiết kế

Qua hai câu chuyện trên, mình thấy nếu để giải quyết nhanh vấn đề thì Kiến trúc sư nên “dạ vâng” cho nhanh để kí Hợp đồng (một mình em chấp hếtttttt, anh chị yên tâm!) vì các công ty Thiết kế - Thi công mọc lên như nấm và chỉ những ai đã làm Dự án thì mới chuyên tâm giải thích cho Khách hàng hiểu, vì đó là thói quen quy trình công việc.

Ngược lại, theo một villa 9 tháng thì chi phí thấp không bù được, hoặc … “mình làm thi công mà, tích hợp công việc vào mục thi công”.

 

  1. Góc nhìn của Nhà thầu

Tiếp nối ý trên, Nhà thầu có 2 hình thức:

  1. Chỉ phụ trách 1 chức năng như: xưởng gỗ, thi công thô, etc. và chủ yếu làm việc với các đơn vị Tư vấn.
  2. Tích hợp thiết kế: giải quyết trọn gói cho Khách (đa số)

Cả 2 hình thức trên đều phù hợp với thực tiễn và yêu cầu thị trường, tùy thuộc vào khối lượng công việc mà từ đó Nhà thầu đưa ra bài toán giải. Thậm chí việc miễn phí thiết kế khi kí Hợp đồng thi công không phải là khó nếu dựa trên bài toán cơ cấu chi phí.

Nhưng từ đó lại nảy sinh vấn đề: vậy mấy ông bà Kiến trúc sư Flex cho lắm rốt cục cũng chỉ là “phễu” cho Hợp đồng thi công?

 

  1. Góc nhìn của Kiến trúc sư / Nhà thiết kế: (à không, tâm tư mới đúng)

Học 5 năm khá vất vả, gọi là một trong những ngành học lâu. Năm năm nữa thì có được Chứng chỉ hành nghề, để được đứng tên Chủ nhiệm (thiết kế chính), kí tên trong hồ sơ thi công “cái nhà”. Ấy vậy mà ngó tới ngó lui trong quá trình thực hiện dự án lại hay nghe và thấy các trường hợp như sau:

  1. “Bên kia họ miễn phí thiết kế, sao bên em còn tính, mà tính cao hơn họ nữa?”
  2. “Em vẽ cho anh nhanh cái này, để anh kí Hợp đồng. Nhanh mà!”
  3. “Anh mới họp với Khách xong, cuối tuần này cho anh “phun – cần – xép” nhé”
  4. “Anh tự đổi thiết kế rồi, bên Thầu nói làm cái này nhanh hơn mà anh quên báo em”
  5. Đi giám sát tác giả về, soạn Báo cáo gởi Khách: không hồi âm
  6. “Đổi vật liệu rồi, mẫu này có sẵn nhanh hơn mà cũng đẹp, giờ em mà không chịu thì anh báo Khách trễ tiến độ”

Đại khái vậy, đại khái cả về câu chuyện lẫn cách suy nghĩ trong quá trình làm việc các bên mà ở đó Chủ nhà mong sự “yên bình” và “nhanh”. Còn khi mấy ông bà Kiến trúc sư đụng vào thì sao mà “nhiêu khê” mà lại chẳng được “giảm giá”.

Tính ra thị trường không cần nhiều Kiến trúc sư đến như vậy ngoài việc làm Dự án lớn.

 

Lời kết

Đừng hiểu nhầm ý mình, mình không chê bai hay phản bác các đơn vị Tổng thầu bao gồm thiết kế và thi công cho thị trường Nhà ở Cá nhân. Xung quanh mình quen biết rất nhiều anh chị em đồng nghiệp vẫn luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm của mình và đó phù hợp với nhu cầu.

  • Nhưng, nhiều xung quanh mình không có nghĩa là đa số trên thị tường.
  • Nhưng, đừng biến 01 Ngành nghề có Giá trị thành “Phễu” doanh thu.

Chủ đầu tư không có lỗi, vì họ đâu biết Nội dung Công việc Đầy đủ của một Kiến trúc sư là thế nào. Đồng thời họ cũng không hiểu được về chi phí, giá cả trên thị trường này.

Trong khi nếu để cạnh tranh về giá, về tính hấp dẫn trong dịch vụ và sống sót trong thị trường này thì không thể không cắt giảm một số công việc. Câu chuyện còn lại chỉ là cân đối chi phí và rất nhiều cách để làm việc này.

Cá nhân công ty 717 Architects vẫn có một số dự án làm trọn gói cho Khách nhưng ở buổi họp đầu tiên mình luôn nói “Mình nghĩ tốt nhất là anh chị nên để 03 bên thực hiện dự án, kết quả sẽ tốt hơn trên cả mọi phương diện”.

Sự phản biện luôn làm mọi thứ tốt hơn, mình nghĩ vậy.

 

Nhà thầu là người chiến thắng!

Mình kết luận.

 

Cám ơn đã đọc bài và chúc các bạn một ngày tốt lành.

Giang.

Bài viết khác

Việt Nam đạt nhiều giải thưởng lớn tại Futurarc Prize 2017

Việt Nam đạt nhiều giải thưởng lớn tại Futurarc Prize 2017

Ngày 09/05 vừa qua, cuộc thi FuturArc Prize 2017 đã công bố những bài dự thi xuất sắc đạt giải thưởng tại hai hạng mục: Kiến trúc sư và Sinh viên kiến trúc. Năm nay, Việt Nam có 02 đại diện đạt giải cao: Giải nhất hạng mục KTS, Giải nhì hạng mục Sinh viên Kiến trúc. Bên cạnh đó, 02 giải khuyến khích cũng được trao cho 02 nhóm Sinh viên đến từ Việt Nam .

xem thêm

Khám phá không gian - thời gian với kiến trúc tạm thời

Khám phá không gian - thời gian với kiến trúc tạm thời

Các kiến trúc sư Francisco Magnone và Luciano Lopez trình bày "M4", một cài đặt tạm thời khám phá lịch sử không gian-thời gian liên tục với sự phát triển của lĩnh vực kiến trúc tạm thời.

xem thêm

Hội thảo Kiến trúc Nhà nổi – Floating Architecture

Hội thảo Kiến trúc Nhà nổi – Floating Architecture

Sáng ngày 16/5/2017, tại trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Kiến trúc Nhà nổi (Floatting Architecture) do Trường ĐH Kỹ thuật Cottbus (BTU – Đức), Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, Viện Kiến trúc – Hội KTS Việt Nam phối hợp tổ chức với sự bảo trợ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

xem thêm